Được biết, sau lũ lụt, khu vực bị thiên tai nếu không khử trùng nước uống tốt thì có thể gây ra dịch bệnh, bởi vậy việc sạch sẽ nước uống trong nhà sau thiên tai là hết sức quan trọng. Đồng thời còn phải chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với phân, trước khi nấu cơm và ăn uống, trước khi cho con ăn, đều phải dùng tay cầm xà phòng rửa sạch.
Ruồi bọ, gián, muỗi, chuột là phương tiện truyền bá các loại bệnh truyền nhiễm, phải nghiêm túc đối phó, tuyệt đối không được qua loa. Đối với ruồi bọ, gián dày đặc phải phun thuốc diệt côn trùng, đồng thời làm tốt công tác phòng chống muỗi, diệt muỗi và diệt chuột, phòng ngừa "tứ hại" truyền nhiễm các loại bệnh.
Ngoài ra, trong thời gian lũ lụt, nhiều gia đình mất điện, chỉ cần mất điện hơn 2 tiếng, rau quả, cá trong tủ lạnh sẽ bắt đầu sinh vi khuẩn. Bởi vậy thịt, sữa tươi nếu đã biến chất, tốt nhất là vứt bỏ. Nếu tủ lạnh đã từng bị ngập nước bẩn, trái cây có vỏ đặt trong tủ lạnh sau khi rửa sạch vẫn có thể ăn được, nhưng trái cây đã gọt vỏ, không nên ăn sống, nếu ăn mà không được xử lý, sẽ mang một lượng lớn vi khuẩn vào cơ thể. Mà thịt dính nước bẩn, tốt nhất là vứt bỏ, nếu nhất định phải ăn, nhớ kỹ phải đun sôi nấu chín mới được.
Nếu bộ đồ ăn bình thường cũng ngâm nước trong lũ lụt, sau lũ lụt phải nhớ khử trùng. Cách tốt nhất để khử trùng là bỏ toàn bộ đồ ăn vào nước sôi đun sôi khử trùng, nếu số lượng đồ ăn khổng lồ, có thể ngâm trong nước tẩy trắng, sau đó rửa sạch là được. Trong nước bẩn có rất nhiều vi khuẩn, nếu bộ đồ ăn đã ngâm qua nước bẩn chưa được khử trùng, chỉ rửa bằng nước sạch thì dùng, bao gồm vi khuẩn ruột già, kiết lỵ và vi khuẩn Sa Môn v. v...... thì có thể lưu lại trên bộ đồ ăn, rất dễ bệnh từ miệng mà vào.
Nếu xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, sốt...... nhất định phải kịp thời đến cơ sở y tế khám bệnh.
Địa chỉ bài viết này: